Hotline: 04 3 7714 276
Tri thức trí tuệ - Phát triển tương lai - Bền vững lâu dài - Nâng tầm cuộc sống

Báo cáo đầu tư xây dựng công trình - Đường sắt cao tốc Hà Nội - TP Hồ Chí Minh

07/05/2015 | 16:17

Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh đã được Bộ GTVT đề cập từ năm 2004 trong nghiên cứu tổng thể Quy hoạch mạng đường sắt cao tốc Việt Nam. Đến năm 2007, trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đã giao Đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư dự án lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình dự án ĐSCT Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh . Tháng 8 năm 2008, sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các thủ tục chỉ định thầu tư vấn, Tổng công ty ĐSVN đã ký hợp dịch vụ tư vấn với Liên danh tư vấn Việt Nam - Nhật Bản (gọi tắt là VJC gồm: TRICC.JSC; JTC; JARTS & NK)......


1. Tên dự án:

Đường sắt cao tốc Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Chủ đầu tư:

Đường sắt Việt Nam.

3. Tư vấn lập dự án:

Liên danh tư vấn Việt Nam - Nhật Bản (VJC)

TRICC-JSC; JTC; JARTS & NK

4. Nhiệm vụ của dự án:

Chuyên chở hành khách trên tuyến Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh.

5. Phạm vi của dự án:

Tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội - TP Hồ Chí Minh dài 1.555km. Tuyến đường đi qua 20 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh.

5. Qui mô dự án:

Xây dựng mới tuyến đường sắt với tốc độ khai thác 300km/h (V thiết kế = 350 km/h) chuyên chở hành khách, đường đôi, khổ 1435mm, điện khí hoá.

6. Công nghệ áp dụng:

Công nghệ động lực phân tán – EMU.

7. Diện tích sử dụng đất:

Tổng số nhu cầu sử dụng đất là 4.170 ha, trong đó 383,7ha là đất ở khu dân cư tại vùng đô thị, 813,1ha là đất ở khu dân cư vùng nông thôn, 1.589,3ha là đất nông nghiệp và 1.383,9ha là đất rừng.

8. Tổng mức đầu tư sơ bộ:

55,853 tỷ USD (khoảng 35,6 triệu USD/km).

9. Dự kiến tiến độ thực hiện:

Dự án bắt đầu thực hiện thiết kế xây dựng vào năm 2012.

Giai đoạn I: Đến 2020 đưa vào khai thác đoạn từ Hà Nội - Vinh và đoạn Nha Trang - TP. Hồ Chí Minh;

Giai đoạn II: Đến 2030 xây dựng đưa vào khai thác đoạn Vinh - Đà Nẵng và hoàn thành toàn tuyến vào 2035.

                     Chiến lược phát triển GTVT ĐSVN đến năm 2020 và tầm nhìn 2050.

                                  (QĐ số 1686/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2008)

 

  Văn bản pháp lý
  Hồ sơ năng lực
  Hình ảnh các dự án