Hotline: 04 3 7714 276
Tri thức trí tuệ - Phát triển tương lai - Bền vững lâu dài - Nâng tầm cuộc sống

Công nghệ Maglev sẽ mở ra một tương lai mới cho ngành đường sắt thế giới?

27/10/2014 | 12:22

Chính phủ Nhật Bản đã phê duyệt dự án xây dựng tuyến đường sắt công nghệ Maglev, hứa hẹn sẽ có tốc độ nhanh hơn cả tàu điện Shinkansen. Một công ty tại Mỹ là The Northeast Maglev cũng bắt đầu áp dụng công nghệ Maglev tương tự để xây dựng hệ thống đường sắt cho phép di chuyển từ New York đến Washington chỉ trong vòng 1 giờ. Vậy đường sắt công nghệ Maglev là gì? Dự án tại 2 nước Mỹ và Nhật sẽ được triển khai ra sao? Liệu công nghệ maglev sẽ mở ra một tương lai mới cho ngành đường sắt? Hãy tìm hiểu qua phần hỏi đáp bên dưới nhé.

 

Công nghệ Maglev là gì?

Công nghệ Maglev (Magnetic Levitation) sử dụng lực từ cực mạnh để nhấc toàn bộ toa xe lên không trung, cách đường dẫn bên dưới khoảng vài cm. Hệ thống nam châm được bố trí dọc theo đường dẫn sẽ liên tục đổi cực âm, dương một cách xen kẽ để đẩy toa tàu đi về phía trước với tốc độ từ 500 km/h trở lên.

Kế hoạch đường sắt tại Nhật được triển khai như thế nào?

Central Japan Railway Company (JR Central) là hãng đường sắt đang quản lý và vận hành hệ thống tàu điện Shinkansen trên tuyến Tokyo - Osaka. Cách đây không lâu, hãng đã được chính phủ Nhật Bản cấp phép phát triển tuyến đường sắt công nghệ Maglev, nối liền 2 thành phố là Tokyo và Nagoya. Trong tương lai, có thể Osaka cũng sẽ được kết nối với tuyến đường sắt này. Toàn bộ chi phí của dự án được ước tính là vào khoảng 90 tỷ đô la.

Kế hoạch Maglev tại Mỹ thì sao?

Northeast Maglet (TNEM) là một hãng công nghệ có trụ sở tại bang Washington. Hãng đang khởi động dự án xây dựng tuyến đường sắt công nghệ Maglev nối liền Washington và New York. Philadelphia, Baltimore, Wilmington,... và 2 sân ban lớn là những trạm dừng của tuyến đường sắt này.

Thời gian di chuyển là bao nhiêu?

Theo dự kiến, thời gian đi từ New York đến Washington sẽ vào khoảng 1 giờ, bằng khoảng 1/3 so với khi di chuyển bằng con tàu nhanh nhất của hãng Amtrak (hãng chuyên chở hành khách bằng đường sắt lớn nhất Hoa Kỳ, có mặt tại hơn 46 tiểu bang). Tương tự, thời gian khi di chuyển giữa Tokyo và Nagoya cũng sẽ vào khoảng 40 phút (so với hiện tại là 1 giờ 40 phút).

Những trở ngại trong quá trình thực hiện dự án?

Chính trị và kính phí là những trở ngại lớn nhất. Hiện tại, chính phủ Mỹ đang phải xử lý khối lượng dự án cơ sở hạ tầng vô cùng lớn. Do đó, dự án đường sắt Maglev tại Mỹ phải mất thêm thời gian nhận được sự cấp phép của chính phủ. Đối với dự án tại Nhật Bản, tuy đã nhận được sự đồng ý của chính phủ Nhật Bản, nhưng dự án chỉ nhận được nguồn ngân sách 5 tỷ đô la, một con số quá nhỏ so với ước tính ban đầu lên tới hàng chục tỷ đô la.

Vậy khi nào dự án hoàn thành?

Nếu vượt qua được tất cả các trở ngại ban đầu, các nhà quản lý hy vọng giai đoạn đầu của dự án, tuyến Washington đến Baltimore sẽ được đưa vào sử dụng vào năm 2024. Tại Nhật Bản, JR Central dự định tuyến đường đầu tiên, nối liền Tokyo và Nagoya sẽ chính thức đưa vào sử dụng vào năm 2027.

Up:LDThanh - DA

  Văn bản pháp lý
  Hồ sơ năng lực
  Hình ảnh các dự án