Theo đó, Bộ Công an và Bộ Giao thông vận tải sẽ phối hợp tham mưu hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông ĐS và tổ chức triển khai thực hiện. Đề xuất hoặc kiến nghị các giải pháp phòng ngừa tai nạn giao thông ĐS; bảo đảm trật tự an toàn giao thông ĐS. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông ĐS. Đấu tranh phòng, chống và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông ĐS; bảo vệ công trình ĐS, hành lang an toàn giao thông ĐS (HLATGTĐS); điều tra, giải quyết các vụ tai nạn giao thông ĐS; bảo vệ các chuyến tàu đặc biệt; bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy; thực hiện cứu nạn, cứu hộ; khắc phục hậu quả thiên tai, lụt bão, cháy nổ gây trở ngại giao thông ĐS. Cung cấp, trao đổi thông tin, số liệu có liên quan đến tình hình công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ĐS. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ĐS; công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho cán bộ, công nhân viên ĐS và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân trực tiếp làm nhiệm vụ bảo bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ĐS.
Theo quy định tại Thông tư 08/2011/TTLT-BCA-BGTVT, định kỳ hàng tháng, sáu tháng, một năm, ĐSVN cung cấp cho Cục ĐSVN, Vụ An toàn giao thông, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt... các số liệu liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ĐS (vi phạm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ĐS, đường ngang, trộm cắp vật tư ĐS, hàng hóa, hành lý của hành khách đi tàu, ném đất đá lên tàu...). Định kỳ hàng năm, Vụ An toàn giao thông ĐS, Cục ĐSVN (Bộ GTVT) có trách nhiệm phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt tổ chức sơ kết và 5 năm/lần tổ chức tổng kết công tác thực hiện Thông tư 08/2011/TTLT-BCA-BGTVT.
Thông tư liên tịch 08/2011/TTLT-BCA-BGTVT có hiệu lực thi hành từ ngày 15-1-2012.