Hotline: 04 3 7714 276
Tri thức trí tuệ - Phát triển tương lai - Bền vững lâu dài - Nâng tầm cuộc sống

Đề xuất làm cầu đường sắt sát cầu Long Biên

05/03/2014 | 13:10

KTS Lê Viết Sơn đưa ra ý tưởng xây đường sắt đô thị qua sông Hồng ngay sát cầu Long Biên hiện tại với các mố trụ cùng nhịp. Ông cho biết sẽ gửi đề xuất này đến Bộ Giao thông và UBND Hà Nội.

KTS Lê Viết Sơn đưa ra ý tưởng xây đường sắt đô thị qua sông Hồng ngay sát cầu Long Biên hiện tại với các mố trụ cùng nhịp. Ông cho biết sẽ gửi đề xuất này đến Bộ Giao thông và UBND Hà Nội.

Thủ tướng yêu cầu không phá cầu Long Biên
Bộ Giao thông muốn xây cầu Long Biên mới

Sau khi nghiên cứu mục tiêu bảo tồn cầu Long Biên, KTS Lê Viết Sơn, Tổng giám đốc Công ty CP Thiết kế Xây dựng Hà Nội đã đưa ra ý tưởng xây dựng tuyến đường sắt Ngọc Hồi  - Yên Viên qua sông Hồng đi sát cầu Long Biên hiện tại với các mố trụ, dầm cầu được làm độc lập và có cùng bước nhịp với cầu Long Biên để đồng nhất về thẩm mỹ cũng như kiến trúc.

cau-Long-Bien-1-5084-1394085862.jpg

Cầu đường sắt nằm sát cầu Long Biên chỉ phục vụ tàu điện đô thị. Ảnh phối cảnh: LVS

Theo ông Sơn, phương án này cho phép cầu Long Biên hiện tại phục vụ nhu cầu của người đi bộ, xe đạp và xe máy. Cầu đường sắt sẽ rộng khoảng 6 m, đường sắt đôi với khổ 1435 mm, không có vòm, lan can, có thể làm vách kính chống ồn ngăn cách với cầu Long Biên hiện tại.

KTS Lê Viết Sơn cho rằng, giải pháp này sẽ ít phải giải tỏa các hộ dân và tận dụng điều kiện địa chất cũng như thủy văn ổn định hơn 110 năm của cầu Long Biên. Chi phí sẽ được giảm thiểu. 

Bên cạnh đó, giải pháp này giúp bảo tồn cầu Long Biên vì cầu mới không tác động vào kiến trúc, thẩm mỹ và tầm nhìn cũng như cảnh quan xung quanh.

"Tôi tôn trọng giá trị lịch sử cũng như ý nghĩa về mặt tinh thần của cầu Long Biên với người dân Hà Nội", ông Lê Viết Sơn nói.

cau-long-bien-2-6985-1394085862.jpg

Nhìn từ xa, cầu Long Biên không bị ảnh hưởng cảnh quan bởi cầu đường sắt bên cạnh. Ảnh: LVS

Tuy nhiên, ông Sơn cũng tính toán, trong trường hợp cầu đường sắt mới phải nâng lên 3 m để phù hợp giao thông đường thủy thì có thể thực hiện theo 2 phương án. Một là, song song việc bảo tồn cầu Long Biên, cầu mới được xây dựng với trụ nâng cao 3 m để đảm bảo giao thông đường thủy. Hai là phân đợt thực hiện, nâng toàn bộ trụ cầu Long Biên và cầu đường sắt thêm 3 m khi có tiền đầu tư.

Là người dân Hà Nội, ông Sơn cho biết, ông sẽ gửi ý tưởng này tới Bộ Giao thông và UBND Hà Nội để góp sức bảo tồn cây cầu Long Biên lịch sử.

Nhiều năm qua, Bộ Giao thông đã nghiên cứu làm cầu đường sắt mới song song với cầu Long Biên ở khoảng cách 30 m, 186 m, song vẫn có ý kiến lo ngại phá vỡ cảnh quan và gây khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, với hàng trăm hộ dân hai đầu cầu mới.

Ông Nguyễn Thịnh Thành, Chánh văn phòng UBND Hà Nội cho biết, quan điểm của thành phố là sẽ phối hợp với các bộ liên quan sớm tổ chức hội thảo có sự tham gia của các nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia trên nhiều lĩnh vực. Hội thảo sẽ xem xét toàn diện, nhằm đề xuất phương án tối ưu bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử, văn hóa cầu Long Biên - cầu đường sắt, gắn với bảo tồn phố cổ.

  Văn bản pháp lý
  Hồ sơ năng lực
  Hình ảnh các dự án