Hotline: 04 3 7714 276
Tri thức trí tuệ - Phát triển tương lai - Bền vững lâu dài - Nâng tầm cuộc sống

Năm 2016 Hà Nội sẽ có tuyến đường sắt trên cao đầu tiên

07/11/2011 | 14:46

Dự kiến năm 2016-2017, 2 tuyến đường sắt trên cao đầu tiên ở Hà Nội sẽ vận chuyển khoảng 50.000 hành khách mỗi giờ, giúp giảm tải cho giao thông đô thị theo hướng từ Nhổn và Nam Thăng Long vào thành phố và ngược lại.

Chiều 4/10, Ban dự án đường sắt đô thị Hà Nội, chủ đầu tư tuyến đường sắt số 3 đoạn Nhổn - Ga Hà Nội và tuyến số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo tổ chức họp báo về tình hình thực hiện dự án.

Mô phỏng nhà ga số 5 trên đường Lê Đức Thọ.
Mô phỏng nhà ga số 5 trên đường Lê Đức Thọ (tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội).

Ông Hoàng Kim Ánh, Phó giám đốc Ban quản lý dự án cho biết, tuyến đường sắt đô thị thí điểm đoạn Nhổn - Ga Hà Nội (tuyến số 3) là đường sắt đôi khổ 1,435 m, với tổng chiều dài 12,5 km (trong đó có 4 km đi ngầm) gồm 12 nhà ga (bắt đầu tại Nhổn và kết thúc tại ga Hà Nội).

Tổng mức đầu tư của dự án tính tại thời điểm năm 2008 là 783 triệu Euro. Công tác đấu thầu và giải phóng mặt bằng đang được tiến hành, dự kiến sẽ thu hồi gần 700 m2 để phục vụ 3 ga nổi S6, S7, S8 (ĐH quốc gia Hà Nội, Chùa Hà, Cầu Giấy); và gần 9.000 m2 để xây dựng 4 ga ngầm S9, S10, S11, S12 (Kim Mã, Cát Linh, Văn Miếu, Ga Hà Nội).

Cuối năm nay, dự án này bắt đầu được thi công và hoàn thành năm 2016. Khi mới bắt đầu khai thác, mỗi giờ 5 tòa tàu sẽ vận chuyển được 18.000 hành khách.

Thu hồi gần 9.000 m2 đất để xây dựng 4 ga
Suốt 4 km metro, thành phố sẽ thu hồi gần 9.000 m2 đất để xây dựng 4 nhà ga.

Còn tuyến đường sắt số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo có tổng chiều dài 11,5 km (trong đó tuyến đi ngầm dài 8,5 km, với 7 ga). Điểm đầu tuyến tại Ciputra, đi qua Hoàng Quốc Việt, Thụy Khuê, Hàng Ngang, Hàng Bài và điểm cuối giao với phố Trần Hưng Đạo.

Với mức đầu tư theo giá năm 2008 là hơn 19.500 tỷ đồng từ nguồn vốn vay của Nhật Bản, dự án này dự kiến được hoàn thành năm 2017. Đến năm 2020, năng lực vận chuyển của tuyến đường sắt này là hơn 30.000 khách mỗi giờ.

Cũng theo ông Ánh, do dự án có quy mô lớn, kỹ thuật công nghệ phức tạp, lần đầu tiên thực hiện tại Việt Nam, cộng với ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nên tổng mức đầu tư của dự án bị tăng lên. Tuy nhiên, chưa thể nói tổng số tiền cụ thể là bao nhiêu bởi cơ quan này đang cùng với tư vấn Systra rà soát tổng mức đầu tư.

  Văn bản pháp lý
  Hồ sơ năng lực
  Hình ảnh các dự án