Hotline: 04 3 7714 276
Tri thức trí tuệ - Phát triển tương lai - Bền vững lâu dài - Nâng tầm cuộc sống

Tôn Vinh những tấm gương lao động sáng tạo ngành ĐS

29/10/2012 | 19:50

Ngày 19-10-2012, tại Hà Nội, ngành ĐS đã tổ chức Hội nghị biểu dương các tập thể, cá nhân lao động sáng tạo xuất sắc tiêu biểu ĐSVN giai đoạn 2006 -2011.

Các đồng chí: Nguyễn Thị Thu Hồng – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN; Tạ Đăng Mạnh - Chủ tịch Liên hiệp các Công đoàn ngành GTVT; Nguyễn Hữu Bằng – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV ĐSVN, Mai Thành Phương - Chủ tịch Công đoàn ĐSVN, Trần Phúc Tiến – Phó Tổng giám đốc ĐSVN, Chủ tịch Hội đồng KHCN ĐS… và 95 gương lao động sáng tạo tiêu biểu của ngành ĐS đã tham dự hội nghị.

Có thể nói, trong giai đoạn 2006-2011, phong trào thi đua lao động sáng tạo của ĐSVN đã thu hút đông đảo CB, CNVC LĐ tích cực tham gia. Toàn ngành đã hoàn thành nghiên cứu và tổ chức ứng dụng có hiệu quả 186 đề tài cấp nhà nước, cấp Bộ và cấp ĐSVN; 700 đề tài, nhiệm vụ và hạng mục KHCN cấp cơ sở với tổng kinh phí tạm tính cho nội dung nghiên cứu (không kể các dự án KHCN) là 10,723 tỷ đồng, giá trị làm lợi gần 100 tỷ đồng; có 6.644 sáng kiến cải tiến được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng, giá trị làm lợi là 24,381 tỷ đồng; tổng tiền thưởng cho các tác giả là 2,909 tỷ đồng đã góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, tạo ra nhiều sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật, công nghệ cao trên từng lĩnh vực.


LDSTtoan-nganh

 


Trong 5 năm đã có 138 tập thể, 2239 cá nhân được tuyên dương điển hình tiên tiến về thành tích Lao động sáng tạo, 46 cá nhân được Tổng Liên đoàn LĐVN tặng “Bằng Lao động sáng tạo”.


Trong lĩnh vực vận tải, các đề tài tập trung chủ yếu vào mục tiêu nâng cao năng lực vận tải để phát triển ĐSVN; trong đó tập trung giải quyết các vấn đề chính: Hiện đại hóa tổ chức vận chuyển khách, hàng và tổ chức chạy tàu; Chú trọng công tác nâng cao năng lực các ga lập tàu, hệ thống xử lý thông tin toa xe và hệ thống điều khiển quá trình tác nghiệp; Nâng cao năng lực giải thể, lập tàu, giảm thiểu thời gian dừng toa xe, tăng nhanh vòng quay toa xe, rút ngắn thời gian xác lập các loại kế hoạch, bảo đảm tác nghiệp an toàn, cải thiện điều kiện lao động; tổ chức tốt định kỳ có lịch trình các đoàn tàu hàng trên tuyến, thực hiện việc tập trung vào các ga hàng hóa đầu mối và phân công chuyên môn hóa; Tăng cường liên doanh vận chuyển với các xí nghiệp vận tải ở địa phương, phát triển vận tải đường bộ, thống nhất hóa khâu phục vụ trong toàn bộ quá trình nhằm phát triển hình thức vận chuyển từ kho đến kho, vận tải container, vận tải chuyển phương thức, vận chuyển quá cảnh và liên vận quốc tế, tiếp tục triển khai ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng hệ thống quản lý và theo dõi toa xe hàng. Tiêu biểu là các đề tài “Kiểm toán năng lực thông qua các tuyến ĐS Hà Nội – Đồng Hới, Hà Nội – Lào Cai” ( tác giả - (TG) Đỗ Viết Hoàn), “Tối ưu hóa công tác vận chuyển hành khách, hàng hóa trên tuyến ĐS Hà Nội – Lào Cai” (TG Nguyễn Hữu Thành), “Xây dựng các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá chất lượng công tác điều hành vận tải và quy trình phân tích đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu phục vụ công tác điều hành sản xuất” (TG Phan Quốc Anh – Trung tâm ĐHVT), “Nghiên cứu thiết kế chế tạo toa xe chuyên dùng chở container” (TG Nguyễn Văn Thố, Phạm Đức Vinh, Đinh Hồng Cương – Công ty TNHH MTV Xe lửa Dĩ An)…


Trong lĩnh vực xây dựng và bảo dưỡng, sửa chữa cầu đường, các đề tài: “Nghiên cứu thiết kế TVBT liền khối cốt thép thường khổ đường 1000mm để lắp đặt ray phòng hộ và ray hộ bánh dùng cho đầu cầu, đường cong có bán kính nhỏ, đường ngang” (TG Trần Như Thắng - Công ty QLĐS Vĩnh Phú), “Nghiên cứu thiết kế chế tạo đoàn xe vận chuyển ray hàn dài và thiết bị nâng ray có giá trượt” (TG Phạm Đình Thủy – Công ty CP Tư vấn Đầu tư và XD GTVT), “Xây dựng quy trình sửa chữa và thử nghiệm chất lượng của bộ đồng hồ tốc độ lắp trên DM Đổi mới D19E”” (TG Trần Đức Hải – Xí nghiệp ĐM Sài Gòn)… tập trung đi sâu nghiên cứu phục vụ cải tạo và nâng cấp các tuyến ĐS, nâng cao tốc độ chạy tàu, kiểm tra thường xuyên cầu, hầm, đường…


Sản xuất phụ tùng, bảo dưỡng, sửa chữa ĐMTX là lĩnh vực có số lượng đề tài sáng kiến nhiều nhất trong 5 năm qua, thực hiện có hiệu quả quan điểm đẩy mạnh đầu tư thiết bị, kỹ thuật từ các nước phát triển, đầu tư có trọng điểm, đầu tư gắn liền với chuyển giao công nghệ, đầu tư theo hướng chuyên sâu cụ thể. Sản phẩm cơ khí ĐS đã được ứng dụng công nghệ cao, tiếp cận tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc tế UIC, AAR và quản lý chất lượng theo ISO 9001-2008, sức cạnh tranh của sản phẩm được cải thiện và từng bước tiếp cận với khả năng xuất khẩu. Tiêu biểu trong lĩnh vực này là các đề tài “Xây dựng các giải pháp sửa chữa hư hỏng thường gặp và nội địa hóa các thiết bị hay hư hỏng của cần cẩu Kirow; Dịch và hoàn thiện bản vẽ nguyên lý hệ thống điện điều khiển và thủy lực” (TG Trần Tú Bình – XN VDTX hàng Hà Nội); “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo gối đỡ quạt làm mát khí nạp ĐM D13E; Nghiên cứu thiết kế chế tạo, lắp ráp vành răng bánh đà động cơ ĐM Bỉ D18E 2010” (TG Trần Anh Tú – Xí nghiệp ĐM Vinh); Nghiên cứu thiết kế dây chuyền và quy trình công nghệ đại tu rô-to máy điện kéo một chiều trên ĐM” (TG Hoàng Quang Vinh – XN ĐM Sài Gòn)…


Trong lĩnh vực TTTH và ứng dụng tin học, các đề tài, sáng kiến đã tập trung giải quyết có hiệu quả việc kết nối mạng thông tin ĐS với thông tin quốc gia, sử dụng hệ thống điện thoại hội nghị tạo điều kiện cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, góp phần điều hành SXKD đạt kết quả cao. Ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các khâu trong các hệ từ kỹ thuật đến kinh tế. Nhiều chương trình tin học được đầu tư nghiên cứu thử nghiệm, triển khai và phát huy có hiệu quả, nổi bật là các đề tài: “Xây dựng hệ thống giám sát thiết bị đường ngang cảnh báo tự động từ Km 499+375 đến Km 521+327 (TG Phạm Hồng Quang, Nguyễn Hữu Thông, Lê Viết Cường); “Nghiên cứu thử nghiệm cảm biến SR-20 và bộ giao tiếp GS-20” (TG Trần Văn Quang- Công ty CP Viễn thông tín hiệu ĐS); “Xây dựng chương trình phần mềm mô tả nguyên lý hoạt động của các mạch điện hệ thống điện đầu máy D19” (TG Nguyễn Khắc Châu – Trường CĐ nghề ĐS)…


Các nghiên cứu KHCN và sáng kiến cải tiến kỹ thuật trên hầu hết đều xuất phát từ yêu cầu của SXKD và mang lại hiệu quả thiết thực. Trên 90% tổng số đề tài, 99% tổng số sáng kiến được áp dụng trực tiếp vào sản xuất đã góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho quá trình SXKD, đổi mới bộ mặt nhà ga, đoàn tàu, tuyến đường, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Thông qua các hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, CBCNVC LĐ ngành ĐS đã từng bước trưởng thành, làm chủ các công nghệ mới.


Tại Hội nghị biểu dương các tập thể, cá nhân lao động sáng tạo xuất sắc tiêu biểu ĐSVN giai đoạn 2006 -2011, Ban Tổ chức đã mời một số đồng chí là đại diện tập thể, cá nhân xuất sắc giao lưu, trò chuyện về những kinh nghiệm, bài học quý báu trong quá trình nghiên cứu, thiết kế và triển khai ứng dụng các sáng kiến, đề tài khoa học.


Hội nghị đã tổ chức biểu dương, tôn vinh 10 tập thể được Tổng Liên đoàn LĐVN tặng Bằng khen và 95 CBCNV ĐS đã có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong Phong trào lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật của ĐSVN giai đoạn 2006-2011.

  Văn bản pháp lý
  Hồ sơ năng lực
  Hình ảnh các dự án