1. Đường hầm cơ sở Gotthard
Đây là đường hầm được xây dựng lớn nhất trong lịch sử châu Âu, với chiều dài dự kiến 57km. Nếu thành công, đường hầm này sẽ trở thành hầm đường sắt dài nhất trên thế giới. Đường hầm này được xây dựng ở Thụy Sĩ xuyên qua dãy Alps, vốn được coi là rào cản giữa Bắc Âu và Nam Âu. Người ta sẽ xây một tuyến đường ray cao tốc nối liền thành phố Zurich của Thụy Sĩ và Milan của Italy.
Toàn bộ tuyến này sẽ nằm trên cùng độ cao 500 m so với mực nước biển, bảo đảm cho tàu hoả đạt đến tốc độ 240 km/h, rút ngắn thời gian di chuyển từ Zurich đến Milan chỉ còn 2,5 giờ. Đường hầm này còn nổi tiếng với khoản chi phí tăng vọt từ 8 tỷ USD theo dự kiến ban đầu lên 15 tỷ USD. Dự kiến, dự án này sẽ hoàn thành vào năm 2015.
2. Đường hầm Seikan của Nhật Bản
Đường hầm Seikan là hầm đường sắt dài nhất thế giới với tổng chiều dài 53,85 km, trong đó phần chìm dưới biển có chiều dài 23,3 km. Nó nằm bên dưới eo biển Tsugaru nối liền hai đảo Honshu và Hokkaido - một phần của tuyến Kaikyo thuộc công ty đường sắt Hokkaido.
Hầm được xây dựng năm 1971 và bắt đầu khánh thành vào ngày 13/3/1988, thuộc sở hữu của Cục Công nghệ, Vận tải và Kỹ thuật đường sắt Nhật Bản và chịu sự điều hành của công ty đường sắt Hokkaido. Ban đầu, hầm chỉ có các rãnh đường ray hẹp. Nhưng sau khi dự án Hokkaido Shinkansen được khởi công vào năm 2005, nó đã được trang bị các rãnh kép và nối với hệ thống Shinkansen. Hầm có 52 km đường ray liên tục với hai nhà ga đầu tiên trên thế giới được xây dựng dưới biển. Hiện nay, đường hầm Seikan là đường hầm dài nhất Nhật Bản.
3. Đường hầm Channel
Đường hầm Channel có chiều dài 49,94km, được xây dựng dưới La-Manche giữa Folkstounom (Kent, Anh) và Calais (Pháp). Mặc dù, thực tế tổng chiều dài của Channel không bằng đường hầm Seikan nhưng phần chìm dưới biển (gần 39km) dài hơn phần chìm dưới biển của hầm đường sắt Seikan 14,7km. Đường hầm này chính thức khánh thành vào năm 1994.
4. Đường hầm Lotschberg
Đây là đường hầm bộ dài nhất của tuyến Bern – Milan tại Thuỵ Sĩ. Tổng chiều dài của nó là 34,70km. đường hầm này nối liền khu vực Bern và Interlaken với các khu vực Brrig, Zermatt. Đường hầm này còn khá trẻ, được hoàn thành vào năm 2006 và chính thức khai trương vào năm 2007. Nhờ đường hầm này, Thuỵ sĩ đã giảm tải đáng kể giao thông trong các khu vực.
5. Đường hầm Guadarrama
Hầm đường sắt được xây dựng ại Tây Ban Nha, nối tuyến đường cao tốc giữa Madrid và Valladolid. Đường hầm được chính thức khai trương vào tháng 12/2007. Với chiều dài 28,37 km, Guadarrama là đường hầm dài nhất tại Tây Ban Nha.
6. Đường hầm Iwate-Ichinohe
Đây là hầm đường sắt ngầm với chiều dài 25,81km, nối liền Tokyo và Aomori của Nhật Bản. Đường hầm được chính thức khai trương vào năm 2002.
7. Đường hầm Hakkoda
Hakkoda là đường hầm trên bộ dài nhất tại Nhật Bản với chiều dài không quá khiêm tốn 26,5km.
8. Đường hầm Laerdalsky
Đường hầm Laerdalsky ở Na Uy là đường ôtô dài nhất trên thế giới, chiều dài toàn bộ 24,5km, nằm ở hạt Sogn og Fjordane. Nó nối liền giữa Lerdahl và Eurlann, chính thức khai trương vào năm 2000.
9. Đường hầm Daishimizu
Hầm đường sắt với chiều dài 22,20km, được xây dựng tại Nhật Bản nối liền Niigata và Tokio. Trong thời gian xây dựng đường hầm gặp một tai nạn không may, xuất hiện cháy và khói lớn cướp đi sinh mạng của 16 công nhân xây dựng.
10. Đường hầm Wushaoling
Đường hầm được xây dựng tại tỉnh Cam Túc tây bắc Trung Quốc. Đây là hầm đường sắt dài nhất Trung Quốc với chiều dài 21,05km.