TRICC là đơn vị đã vinh dự được hội đồng kiến trúc - quy hoạch thành phố Đà Nẵng thống nhất lựa chọn phương án kiến trúc thi tuyển để triển khai và lập dự án. Phương án kiến trúc được phê duyệt của nút giao thông ngã ba Huế trên văn hóa của người Chăm cổ xưa trên vùng đất Đà Nẵng. Ý tưởng kiến trúc tổng thể của nút giao ngã ba Huế gồm trụ tháp hình parabol và vòng xuyến tròn bao quanh, dựa trên ý tưởng văn hóa Chăm, hình dáng cách điệu cho biểu tượng Linga và Yoni của thần Silva (chúa tể của muôn loài), tượng trưng cho sức sống và sức sáng tạo mãnh liệt của nhân loại.
Được sự thống nhất của Bộ GTVT, ngày 29/3/2015, UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức Lễ khánh thành công trình nút giao thông khác mức ngã ba Huế nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975- 29/3/2015).
Phối cảnh Nút Giao thông Ngã Ba Huế
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Dự án được đầu tư xây dựng công trình nút giao thông ngã ba Huế được Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương đầu tư theo hình thức Xây dựng – Chuyển Giao (Hợp đồng BT) tại Công văn số 3956/VPCP-KTN ngày 17/5/2013 nhằm triển khai kế hoạch lập lại trật tự an toàn hành lang đường sắt đã được phê duyệt tại Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007.
Công trình nút giao thông khác mức ngã ba Huế là công trình được tổ chức thi tuyển kiến trúc với sự tham gia của nhiều đơn vị Tư vấn có năng lực kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế xây dựng cầu, đường bộ ở cả trong nước và trên thế giới như: Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư & Xây Dựng GTVT, Công ty cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Xây dựng và Phát Triển Công nghệ, Công ty Cổ Phần Tư Vấn XDCT Giao Thông 5, Công ty CP Tư Vấn Thiết Kế Xây Dựng Giao Thông Công Chính Đà Nẵng, Công Ty CP Xây Dựng và Tư Vấn Quốc Tế Việt Nam, Công Ty DASAN VIET NAM, Công Ty TNHH Công Nghiệp Toàn Cầu (Atlas Industries VN Ltd), Công Ty TNHH SamBo Engineering, Công Ty TNHH TEBODIN Việt Nam, Công ty Tư vấn-Xây dựng-Địa ốc VTCO, Liên danh Công Ty WSP Finland và Công ty Vân Trường, Liên Danh Tư Vấn IBT(Mỹ)- KBCOM(VN)-IBTE(Viện KH &CN GTVT) …
Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư & Xây Dựng GTVT là đơn vị đã vinh dự được hội đồng kiến trúc - quy hoạch thành phố Đà Nẵng thống nhất lựa chọn phương án kiến trúc thi tuyển để triển khai và lập dự án. Phương án kiến trúc được phê duyệt của nút giao thông ngã ba Huế trên văn hóa của người Chăm cổ xưa trên vùng đất Đà Nẵng. Ý tưởng kiến trúc tổng thể của nút giao ngã ba Huế gồm trụ tháp hình parabol và vòng xuyến tròn bao quanh, hình dáng cách điệu cho biểu tượng Linga và Yoni của thần Silva (chúa tể của muôn loài), tượng trưng cho sức sống và sức sáng tạo mãnh liệt của nhân loại.
II. QUY MÔ VÀ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT
Một số thông số chính của công trình như sau:
1. Các thông số chung
1.1. Nội dung đầu tư:
Xây dựng nút giao thông ngã ba Huế là nút lập thể hình xuyến hoàn chỉnh kết hợp với cầu vượt gồm 03 tầng: tầng mặt đất cho các nhánh rẽ với đường bộ không giao với đường sắt, cầu vượt tầng 1 là vòng xuyến trên cao với các nhánh rẽ, cầu vượt tầng 2 cho các hướng ưu tiên từ Huế về Trung tâm thành phố và ngược lại.
1.1 Quy mô công trình:
- Nút giao thông khác mức
- Quy mô xây dựng : Vĩnh cửu.
- Cấp công trình : Cấp I.
1.2 Tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu:
- Hoạt tải xe thiết kế : HL-93;
- Tảitrọng bộ hành : 3x10-3 MPa;
- Tải trọng gió :
+ Vùng tính gió: Vùng IV.
+ Vận tốc gió giật cơ bản trong 3 giây, chu kỳ 100 năm: 59m/s.
- Cấp động đất
+ Cấp 8 (thang MSK) .
+ Hệ số gia tốc nền A=0.0967.
- Tốc độ thiết kế theo hướng chính qua nút: Vtk = 60Km/h
- Tốc độ thiết kế nhánh nối: Vtk = 40Km/h
2. Một số thông số chính khác
- Ngày khởi công: 28/9/2013;
- Ngày khánh thành: 29/3/2015.
- Tổng mức đầu tư: 2.050.787.000.000 (Hai nghìn, không trăm năm mươi tỷ, bảy trăm tám mươi bảy triệu đồng)
III. CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHỦ YẾU
1. Cầu vượt tầng 1 gồm vòng xuyến và các nhánh cầu dẫn lên xuống:
- Sơ đồ cầu vòng xuyến: Vòng xuyến được chia thành 4 liên với các sơ đồ cầu liên tục: Liên 1 (30m+32,7m+2x30m) + Liên 2 (3x30m) + Liên 3 (3x30m) + Liên 4 (4x30m);
- Các cầu dẫn của các nhánh nối vào vòng xuyến có khẩu độ nhịp từ 30m đến 35m. Sơ đồ nhịp như sau:
+ Cầu dẫn nhánh phía đường Tôn Đức Thắng: (3x35m) x 2 bên
+ Cầu dẫn nhánh phía đường Điện Biên Phủ: (2x35m+30m) x 2 bên
+ Cầu dẫn nhánh phía đường Trường Chinh: (30m+30m) x 2 bên
+ Cầu dẫn nhánh phía đường trục I Tây Bắc: nhánh N2-2: 30m+2x35m; Nhánh N2-1: 30,56m+2x35m.
- Kết cấu cầu tầng 1 là dầm bản rỗng BTCT DƯL 45MPa liên tục trên nền móng cọc khoan nhồi đường kính D=1,2m.
2. Cầu vượt tầng 2 từ Tôn Đức Thắng đi Điện Biên Phủ:
- Sơ đồ nhịp: Liên 1 (2x30+2x35+30)m+ nhịp Dây văng (2x90)m+ Liên 2 (30+35+5x30)m;
- Liên 1 và Liên 2 là các dầm bản rỗng BTCT DƯL 45MPa liên tục trên nền móng cọc khoan nhồi đường kính D=1,2m.
- Nhịp chính là cầu dây văng, kết cấu BTCT dự ứng lực 50MPa với tổng chiều dài 180m;
- Cắt ngang dầm dạng chữ Π với khoảng cách tim 02 bầu dầm 15,5m;
- Trụ tháp có hình dạng Parabol bằng BTCT, chiều cao tháp tính từ đỉnh bệ 61,255m, kết cấu BTCT 45Mpa móng cọc khoan nhồi đường kính 2,0m.
3. Cắt ngang các tuyến đường và cầu trong phạm vi nút
- Mặt cắt ngang đường Điện Biên Phủ và đường Tôn Đức Thắng: B=4,5 + 7,0 + 0,5 + 8,0 + 17,0 + 8,0 + 0,5 + 7,0 + 4,5 = 57,0m
Trong đó:
+ Bề rộng cầu chính: B= 17,0m.
+ Bề rộng nhánh lên vòng xuyến: B= 8,0m
+ Bề rộng mặt đường gom hai bên: B= 7,0m
+ Bề rộng hè đường hai bên:B= 4,5m
- Mặt cắt ngang đường Trường Chinh: B = HLAT ĐS + 0.5 + 7,0 + 0,5 + 16,0 + 0,5 + 7,0 +4,5 = 36m + HLAT ĐS
Trong đó:
+ Bề rộng cầu:B= 16,0m
+ Bề rộng đường gom hai bên:B= 7,0m
+ Bề rộng hè đường bên phải:B= 4,5m
- Mặt cắt ngang đường trục 1 Tây Bắc: B = 5,5 + 7 + 0,5 + 16,0 + 0,5 + 7+ 5,5 = 42,0m
Trong đó:
+ Bề rộng cầu:B= 16,0m
+ Bề rộng mặt đường gom hai bên:B= 7,0m
+ Bề rộng hè đường hai bên:B= 5,5m
- Tầng mặt đất: Bố trí các đường gom không giao cắt với đường sắt để phục vụ giao thông nội bộ, bề rộng mặt đường gom 7,0m hoặc 3,5m tùy theo lưu lượng.
IV. MỘT SỐ ĐIỂM ĐẶC BIỆT
Là công trình có khối lượng thi công rất lớn và được thi công hoàn tất trong khoảng thời gian chỉ có 18 tháng. Tổng chiều dài cầu được xây dựng là 1708,26m, trong đó gần 9000m cọc khoan nhồi đã được thi công; gần 6400 tấn thép, hơn 35.000 m3 bê tông đã được thi công cho hạng mục dầm, mố trụ.
V. Ý NGHĨA
Hoàn thành xây dựng nút giao thông lập thể hình xuyến hoàn chỉnh Ngã Ba Huế sẽ góp phần giảm thiểu ùn tắc, giảm thiểu tai nạn giao thông, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng du lịch, thương mại và dịch vụ cho Đà Nẵng nói riêng và khu vực miền Trung Tây Nguyên nói chung.
Đây còn là một công trình kiến trúc đẹp, đặt tại vị trí cửa ngõ của Thành phố, xứng đáng với kỳ vọng của người dân Đà Nẵng và sẽ là công trình mang tính biểu tượng của Thành phố, khẳng định vị thế của thành phố Đà Nẵng là Trung tâm Kinh tế - Chính trị - Văn hóa – Xã hội của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
IV. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG LỄ KHÁNH THÀNH